Chiều 23/10,ườiphụnữtửvongdonhiễmvikhuẩnănthịtngườbet 168 Sở Y tế Quảng Nam cho biết hơn 10 ngày trước, Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Quảng Nam tiếp nhận nữ bệnh nhân ở huyện Quế Sơn trong tình trạng sốt cao, khó thở, mệt mỏi. Sau khi được xử trí cấp cứu, chị được chẩn đoán viêm phổi nặng, theo dõi nhiễm khuẩn huyết.
Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 1 bỏ điều trị khoảng 1 năm, biến chứng suy hô hấp, tăng đường máu cấp. Chị được chỉ định các cận lâm sàng như xét nghiệm, X quang, siêu âm điện tim, cấy máu, cấy đàm. Cùng ngày, tình trạng bệnh diễn biến xấu, tiên lượng nặng nên bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Đà Nẵng điều trị, song tử vong.
Kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore, còn gọi là vi khuẩn "ăn thịt người". Hiện chưa rõ nguyên nhân người phụ nữ mắc bệnh, người nhà của chị không xuất hiện triệu chứng tương tự.
Burkholderia pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn, xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi có vết thương hở. Hiện chưa có bằng chứng về khả năng lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.
Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhất là người có bệnh nền như tiểu đường, gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Tại Việt Nam, khoảng 70% ca Whitmore nhập viện từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Số bệnh nhân thường liên quan và tỷ lệ thuận với tình trạng mưa lũ. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh.
Whitmore nhiều năm trước được xem như "căn bệnh nguy hiểm bị lãng quên" tại Việt Nam, do sau chiến tranh không còn được ghi nhận. Hơn 10 năm qua, các ca mắc vi khuẩn này được phát hiện nhiều hơn được thầy thuốc chú ý khi khám lâm sàng và kỹ thuật xét nghiệm tiến bộ hơn.